Bongda Ca Cuoc

Được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh là một trong 100 nông dân xuất sắc năm 2023, chị Ngu bóng đá trực tiếp

【bóng đá trực tiếp】Hành trình từ mẹ bỉm sữa đến nông dân giỏi nhất nước

Được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh là một trong 100 nông dân xuất sắc năm 2023,ànhtrìnhtừmẹbỉmsữađếnnôngdângiỏinhấtnướbóng đá trực tiếp chị Nguyễn Thị Hà, 38 tuổi, nói rất vui vì những cố gắng bao năm qua đã được ghi nhận. Các sáng kiến của chị đã mang lại hiệu quả kinh tế cho hàng nghìn hộ nông dân miền Bắc.

Sinh ra trong gia đình thuần nông có 9 anh chị em ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, chị Hà quyết thi vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam với kỳ vọng dùng kiến thức để thay đổi cách làm nông nghiệp. Thế nhưng mẹ mất sớm, gia đình ngày càng khó khăn, chị Hà đành bỏ học từ năm thứ hai.

Trụ hai năm ở Thủ đô với nghề giúp việc, trông trẻ, năm 2009 chị Hà về quê làm công nhân, kết hôn với người bạn phổ thông là bộ đội biên phòng. Thương vợ chồng trẻ ở chật chội, một người họ hàng cho chị Hà mượn nhà ở thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, TP Hải Phòng.

Khi sinh con đầu lòng, chồng lại đi Hàn Quốc học, chị Hà bận rộn nên xin nghỉ làm công nhân. Thời gian làm mẹ bỉm sữa, nhớ thời sinh viên nông nghiệp, chị thi thoảng lên Youtube xem các video về cách người Nhật canh tác, vô tình xem được cách họ gieo mạ khay, cách làm hiệu quả mà miền Bắc chưa có.

Chị Nguyễn Thị Hà, top 100 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023. Ảnh NVCC

Chị Nguyễn Thị Hà, top 100 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023. Ảnh:NVCC

Ấp ủ phát triển mô hình canh tác mới, chị Hà tìm mua khay gieo mạ, xin giống lúa, tải đất về làm thử. Loạt mạ giống đầu tiên gieo trên khay thất bại, cây không ra rễ. Đang đau đầu tìm giải pháp thì nghe nói ở Thanh Hóa có người đã làm thành công, bà mẹ trẻ gửi con nhỏ, xách balô đến học hỏi.

"Mấu chốt là phải pha thêm đất đồi núi vào và ủ ít nhất 6 tháng, tới khi vùi quả trứng 30 phút bỏ ra mà trứng chín thì đất mới đủ tiêu chuẩn", chị Hà nói. Chị đã mang từ Thanh Hóa về ít đất đạt tiêu chuẩn để gieo mạ và thành công.

Vì gia đình không có ruộng, chị Hà thuê hộ dân cùng xóm với giá 50 kg thóc một sào một vụ. Khi người mẹ bỉm sữa đưa khay mạ ra cấy, bà con mắng "đồ dở hơi" vì xưa đến nay không ai làm giống chị. Tuy nhiên, khi thấy cây lúa phát triển tốt, phân bón giảm, hạt lúa to sáng bóng, họ bắt đầu tin và hỏi cách làm.

Chị Hà phân tích nếu gieo mạ trên ruộng hay trên sân cần 2-2,5 kg thóc giống cho một sào ruộng 360 m2; nếu gieo mạ khay chỉ tốn 1-1,5 kg. Cây mạ khay nhanh bén rễ, đẻ nhánh khỏe, có thể cấy bằng tay hoặc bằng máy, thuận tiện trong chăm sóc, đồng ruộng cũng thông thoáng, ít bị sâu bệnh. Kết hợp gieo mạ khay và cấy bằng máy sẽ giảm chi phí 30-40%, tăng năng suất 10-12% so với phương pháp truyền thống.

Từ 5 sào ruộng thuê ban đầu, vụ sau chị Hà báo cáo với chính quyền xã, bắt tay với các hộ dân khác mở rộng mô hình cấy mạ khay. Ban đầu một số hộ thấy ruộng thoáng quá đã tự ý lấy mạ trong khay ra trồng thêm vào. "Đáng ra chỉ cần 8 khay mạ cho một sào, nhưng bà con lại tốn đến 13 khay. Tôi đã âm 115 triệu đồng vụ mùa năm đó", chị Hà nhớ lại.

Dù lỗ, hiệu quả canh tác từ việc cấy mạ khay vẫn tốt nên chị Hà bắt đầu nổi tiếng. Nhiều hộ dân tìm đến hợp tác. Rút kinh nghiệm vụ trước, chị giao kết hợp đồng rõ ràng, cam kết sự phát triển của cây lúa, nhưng người dân không được tự ý thay đổi kỹ thuật chăm sóc. Đến năm 2014, chị đã có chỗ đứng vững chắc khi triển khai mô hình cấy mạ khay ra 60 ha ở Hải Phòng.

Đang trên đà phát triển thì biến cố ập đến. Cuối năm 2014, hàng nghìn khay mạ đang bén rẽ, đã tháo mái nylon chuẩn bị ra ruộng thì gặp mưa axit kèm không khí lạnh đột ngột. Chỉ trong vài ngày, mạ xanh chuyển màu vàng như rơm.

"Tôi choáng váng, thiệt hại gần một tỷ đồng là không tránh khỏi, nhưng điều đáng lo hơn là mất lòng tin của bà con. Suy nghĩ bỏ trốn đã nhen nhóm trong đầu tôi lúc ấy", chị Hà chia sẻ.

Chị Hà hướng dẫn nhân viên kỹ thuật reo mạ khay. Ảnh NVCC

Chị Hà hướng dẫn nhân viên kỹ thuật gieo mạ khay. Ảnh: NVCC

Biết không thể cứu được mẻ mạ giống, chị Hà tìm ba trưởng thôn nhờ tập hợp người dân để họp bàn cách giải quyết. Trước đó chị lấy của người dân 450.000 đồng/sào với giống lúa lai, nay làm lại thì không đảm bảo thời gian gieo cấy. Chị xin bà con làm lại với giống lúa ngắn ngày, cam kết đảm bảo tiến độ và sản lượng, chi phí chỉ còn 250.000 đồng/sào.

Chị Hà đi vay lãi 500 triệu đồng mua thóc giống, thuê nhân công, máy móc từ Thanh Hóa ra làm cấp tốc cho kịp tiến độ. "Lúc đó gia đình tôi khánh kiệt, vợ chồng suýt bỏ nhau", chị Hà nhớ lại. Cánh đồng chị Hà gieo cấy, chăm sóc cho người dân năm đó được mùa.

Vượt qua được thử thách lớn, chị mở rộng mô hình gieo cấy mạ khay ra Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương. Không chỉ làm dịch vụ và bao tiêu đầu ra cho hơn 1.000 ha lúa, chị còn tích lũy được khoảng 100 ha đất bỏ hoang để tự canh tác.

Năm 2017, được sự ủng hộ của chính quyền xã Thụy Hương, chị Hà thành lập hợp tác xã nông nghiệp, đầu tư mua thêm 10 máy cấy, 2 máy gặt, 2 giàn gieo mạ và 10.000 khay gieo. Hợp tác xã đang tạo công ăn việc làm cho 45 lao động thường xuyên và hàng trăm lao động thời vụ.

Ngoài dịch vụ nông nghiệp, bao tiêu đầu ra sản phẩm cho nông dân, chị Hà vận động một hộ dân cấy lúa ST24, ST25 ở ruộng rươi. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng phân hữu cơ, cả rươi và lúa phát triển tốt, năng suất lúa đạt 80-90 kg/sào, giá cao gấp 3 lần lúa thông thường. Năm 2019, chị mang gạo ruộng rươi tham gia chương trình OCOP, được công nhận sản phẩm 3 sao cấp thành phố.

Hiện gạo ruộng rươi được bán tại cửa hàng, siêu thị của hơn 20 tỉnh thành, sản lượng khoảng 100 tấn/năm. Năm 2022, các hoạt động nông nghiệp mang lại cho chị Hà doanh thu khoảng 2 tỷ đồng mỗi năm, trong đó lợi nhuận 40%.

Nhận xét về chị Hà, ông Trần Quang Tường, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hải Phòng, nói người phụ nữ này có đam mê mãnh liệt với nghề nông. Chị đã góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới, áp dụng các mô hình canh tác cho năng suất, sản phẩm chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội.

Lê Tân

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap